Nói về kỹ thuật SEO website thì chúng ta thường nghe tới ba bước khá quan trọng, đó là nghiên cứu và phân loại từ khóa, SEO Onpage và SEO Offpage. Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn kỹ thuật tối ưu SEO Onpage mang lại hiệu quả cao nhất cho web của bạn. Ngoài ra, những kiến thức này sẽ giúp bạn làm SEO tốt hơn và có thể nắm được công thức của một bài viết chuẩn SEO mà mình thường làm. Vậy SEO Onpage là như thế nào?
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là công đoạn mà người làm SEO sẽ dùng các kỹ thuật căn bản hoặc nâng cao để tối ưu trên website. Người làm SEO giai đoạn này sẽ phải tối ưu từ hình ảnh đến cấu trúc nội dung sao cho bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo, hoặc Bing dễ dàng nhận biết và hiểu rõ được.
Nói một cách đơn giản thì đây chính việc tối ưu các yếu tố trên chính website của bạn. Để giúp cho bộ máy tìm kiếm và người dùng có trải nghiệm thật tốt. Thông thường, đối với những từ khóa dễ không cạnh tranh thì chỉ cần làm tốt SEO Onpage là đã có top cao trên Google rồi.
Tại sao việc làm tốt SEO Onpage lại quan trọng?
Việc SEO Onpage tốt và đúng cách sẽ quyết định tới hiệu quả của SEO về sau này và sự thân thiện của trang web với công cụ tìm kiếm. Toàn bộ các công việc của SEO Onpage đều liên quan đến website, thực hiện tối ưu trang web từ nội dung tới hình thức, bao gồm cả tốc độ tải trang, các liên kết trong nội bộ,…
Khi làm tốt SEO Onpage sẽ giúp website nhận được đánh giá tích cực từ phía google, sở hữu thứ hạng cao và đứng vững trên trang đầu của kết quả tìm kiếm.
Khi bạn SEO Onpage tốt rồi thì chắc chắn chiếm được 40% tỷ lệ thắng rồi. Hãy ghi nhớ hoặc lưu bookmark những hướng dẫn kỹ thuật tối ưu SEO Onpage căn bản dưới đây.
Làm cách nào để tối ưu SEO Onpage hiệu quả?
Để Làm SEO có kết quả tốt thì có 2 điều mà mình có nói ở trên đó là tối ưu website và bài viết sao cho trải nghiệm người dùng và Google thật tốt. Việc này đòi hỏi nhiều kỹ thuật trong việc làm SEO của bạn. Một số kỹ thuật SEO Onpage hiệu quả mà mình và nhiều anh em khác thường dùng bao gồm: Kỷ thuật tối ưu hình ảnh, kỹ thuật tối ưu hóa link (liên kết), kỹ thuật viết content có cấu trúc chuẩn SEO.v.v……
Mình sẽ nói kỹ vấn đề này…….
Hướng dẫn kỹ thuật tối ưu SEO Onpage căn bản:
Kỹ thuật tối ưu SEO Onpage hiệu quả hay có thể gọi cách khác đó là làm chuẩn SEO bài viết
trên trang. Nó bao gồm các yếu tố sau đây:
Tối ưu URL (đường dẫn):
URL là một yếu tố quan trọng ảnh hướng lớn tới kết quả SEO của bạn. URL thông thường nên giống với tiêu về SEO và bao trùm nội dung bài viết.
Ghi nhớ:
- Chứa từ khóa SEO chính (có lượng search nhiều nhất)
- Ngắn gọn nhưng bao hàm toàn bộ ý (URL top 1 thường có trung bình 59 chữ).
- Liên quan đến nội dung bài viết
Ví dụ: Tiêu đề là “Quy trình SEO là gì” thì URL ở đây sẽ là
Tối ưu thẻ Title:
Title (tiêu đề) là một yếu tố quan trọng đối với SEO Onpage vì khi bạn sở hữu một tiêu đề hay, hấp dẫn thì tỷ lệ click chuột sẽ cao hơn. Không những vậy, khi title bao gồm đúng và đủ nội dung bài viết thì Google sẽ dễ dàng truy xuất thông tin hơn. Nhờ vậy công việc làm SEO của bạn có thể sẽ nhàn đi một chút.
Một số lưu ý khi thực hiện tối ưu title:
- Mỗi title ngăn cách nhau bằng | hoặc –
- Title nên chứa những từ khóa cần SEO onpage có lượng search cao thứ 2 (Từ khóa có lượng search cao nhất sẽ để ở URL)
- Title không được chứa chính xác 100% từ khóa đã có trong URL
Ví dụ: URL đã là “seo-onpage-la-gi” thì title không nên chỉ là “seo onpage là gì” mà nên chỉnh them một chút là “tối ưu kỹ thuật seo onpage là gì”.. v.v… - Đặt từ khóa SEO vào vị trí đầu title giúp tăng tỉ lệ CTR & thứ hạng.
- Title cũng không nên giống Heading 1. Bạn cần đặt title bằng từ khóa liên quan và từ khóa giống nhau. (thông thường khi viết bài thì thẻ H1 chính là Title)
- Title chứa càng nhiều từ khóa càng tốt nhưng phải tự nhiên.
Thẻ Heading – Bao gồm H1, h2, h3….
- Heading 1 chứa từ khóa SEO liên quan trọng điểm (có nhiều lượng search thứ 3)
- Heading 1 bao hàm nội dung bài viết
- Chỉ có 1 thẻ heading 1 duy nhất. Nếu bạn có nhiều thẻ Heading 1, sẽ làm Google bối rối ảnh hưởng đến thứ hạng của bài viết
- Heading 1 phải khác với Title và URL và nên là từ khóa LSI khác.
Một số lưu ý khi tối ưu heading 2-3:
- Ngắn gọn, thể hiện nội dung của đoạn văn sắp tới bạn đang đề cập
- Triển khai nhiều sub-heading nhiều nhất có thể
- Heading chứa một số từ khóa liên quan hoặc semantic keywords. Đừng quá nhồi nhét từ khóa, phải ưu tiên ngắn gọn và thể hiện nội dung của đoạn
- Các heading 2-3 ảnh hưởng mạnh tới SEO còn 4-6 thì không ảnh hưởng đến nhiều
TOC (Table of Content – Mục lục)
- Tối ưu tốt về trải nghiệm người dùng
Khi mua một quyển sách về, đôi khi bạn không đọc hết quyển sách mà xem mục lục, tiêu đề đầu tiên để có thể tìm nhanh thông tin mình mong muốn. TOC đóng vai trò điều hướng, giúp người đọc đi đến phần mình đang tìm kiếm.
- Thuật toán Google Hummingbird & Rankbrain của Google rất thích TOC
Text (chữ viết):
Thông thường thì một bài viết tốt nhất nên từ 1200 từ trở lên. Đó là theo kinh nghiệm chung làm SEO của mình. Ngoài ra thì có thể chèn nhiều từ khóa liên quan vào trong bài viết để có thể giúp lên top với nhiều từ khóa.
In đậm, in nghiêng từ khóa:
Một bài viết nên chèn từ khóa từ 1% – 3%, và cố gắng bôi đen hoặc in nghiêng chúng. Vì như vậy sẽ làm cho Google hiểu đó là nội dung nhấn mạnh.
Hình ảnh:
- Đặt tên cho các hình ảnh phải không dấu và có dấu – giữa các từ.
- Tối ưu SEO tags cho các hình ảnh.
- Các phần meta trong hình phải được điền đầy đủ bao gồm (title, sub-title, author, meta description …) hoặc tối thiểu đặt tên hình ảnh trước khi upload.
Lưu ý:
- Sử dụng các thẻ alt text (chèn semantic keywords hoặc các keywords SEO). Các thẻ alt có nội dung mô tả đầy đủ sẽ giúp hình ảnh lên top Google Image.
- Hình ảnh đầu tiên nên chứa từ khóa SEO chính xác nhưng cũng tránh chèn nhiều từ khóa trong hình.
Meta description:
Đây là một đoạn mô tả ngắn, tầm dưới 160 ký tự. Nó sẽ bao gồm nội dung bài viết và chứa từ khóa chính. Trước đây phần meta descriptiom sẽ được Google quan tâm nhiều nhưng thực tế hiện nay đã khác. Google quan tâm đến đoạn văn đầu tiên của bài viết nhiều hơn. Theo kinh nghiệm thì nó sẽ đọc và dựa vào 5-7 dòng văn bản đầu tiên dưới thẻ H1.
Tối ưu readability
Tức là tính dễ đọc của bài viết, nó giúp người dùng dễ dàng thu thập thông tin và ở lại site lâu hơn.
Content chuyên sâu:
Content (nội dung) cần phải chuyên sâu và hướng tới người dùng. Tức là nội dung của website cần giải quyết đúng vấn đề của người dùng, không lan man. Content càng chất lượng thì người dùng cũ sẽ quay lại đọc nhiều hơn, và các công cụ tìm kiếm rất thích điều này. Hãy viết cho người dùng thay vì viết cho Google, vì người dùng chính là khách hàng của Google.
Internal link và External link
Internal link giúp điều hướng nội dung website tốt hơn, và hỗ trợ việc truy vấn lập chỉ mục của bộ máy tìm kiếm. Thông thường thì nên trỏ những nội dung có liên quan với nhau thì tốt hơn.
External link là những liên kết trỏ ra bên ngoài, và chỉ nên liên kết đến những trang có uy tín, không SPAM, hay một số trục trặc khác.
Một bài viết không nên chứa quá nhiều External link vì như vậy web của bạn sẽ mất đi một phần sức mạnh đáng kể.
Tốc độ tải trang:
Có một công cụ khá hay giúp bạn cải thiện điều này, đó chính là Google Speed Insights. Một số yếu tố giúp tăng tốc độ load trang như sau:
- Hosting mạnh (nơi lưu trũ web)
- Tối ưu file hình ảnh (nên dưới 100kb)
- Sử dụng phần mềm nén file như Gzip để giảm kích thước các file CSS, HTML, JavaScript có dung lượng > 150 byte.
- Tối ưu code (bỏ khoảng cách, dấu phẩy, ký tự thừa, code thừa) để giảm thiểu CSS, JavaScript, HTML và tăng tốc độ tải trang lên.
Tối ưu hiển thị trên Mobile thân thiện người dùng:
Hiện nay nhu cầu sử dụng internet bằng điện thoại thông minh đang rất phát triển. Chính vì vậy website của bạn càng đẹp và dễ nhìn bao nhiêu thì người dùng càng thích bấy nhiêu.
Một số bạn làm SEO thường dùng AMP để tối ưu trên điện thoại nhưng mình thì không.
301 Redirect – Chuyển hướng web:
Nếu bạn muốn rút ngắn URL vì nó quá dài, bạn có thể dùng 301 redirect các URL cũ sang URL mới để tránh tình trạng 404 content.
Tuy nhiên, nếu URL của bạn dài nhưng bài viết của bạn đã lên top cao (từ top 3 trở lên) thì tôi khuyên không nên đụng vào URL quá nhiều.
Social share – chia sẻ mạng xã hội
Google đánh giá cao những bài viết có lượng tương tác cao ở mạng xã hội. Đó là vì chỉ khi nội dung hay và chất lượng thì người dùng mới chia sẻ (share) nhiều.
Chuyển từ Http sang Https:
Từ năm 2014, Google tuyên bố yếu tố https có tác dụng cao trong công đoạn tối ưu SEO Onpage.
Cấu trúc một bài viết căn bản:
#1 Mở đầu một bài viết:
Tiêu đề bài viết
Cấu trúc bài viết SEO bất kì nào cũng vậy, phải có phần mở bài, thân bài và kết luận. Trong phần mở bài có 2 yếu tố cực kì quan trọng giúp cho người dùng quyết định có đọc bài tiếp bài viết và ở lại website của bạn không? Chính là tiêu đề và mô tả ngắn về toàn bài.
H1 hay tiêu đề (title) bài viết là phần quan trọng nhất đối với một bài viết chuẩn SEO
- Tiêu đề bài viết phải ngắn, tập trung vào từ khóa trọng tâm. Rõ ràng giúp cho người Google dễ hiểu và người dùng cũng dễ tương tác hơn.
- Giới hạn 60-67 kí tự. Tiêu đề giật CTR có thể dài hơn. Một số ngành nghề có thể có kí tự dài hơn.
- Title là duy nhất, có sức cuốn hút với users.
- Chứa keyword. Trang chủ có chứa brand keyword. Vì xu hướng SEO hiện tại chính là E A T. Tập trung vào Expertise, Authority, Trust.
- Bắt đầu bằng con số lẻ, gây sự tò mò. Theo nghiên cứu thì những tiêu đề bắt đầu bằng con số lẻ sẽ dễ làm cho người đọc click hơn là con số chẵn.
Mô tả ngắn bài viết
Đây là phần vô cùng quan trọng. Mô tả bài viết phải khái quát lên được toàn bài và phải kích thích cho người đọc. Để phục vụ cho Google BOT thì mô tả ngắn sẽ phải đáp ứng được những yếu tố sau.
Việc làm SEO muốn tốt thì cần làm tốt việc tối ưu SEO Onpage và SEO Offpage!
- Giới hạn 150-155 kí tự. Trừ hao phần kí tự dính ngày tháng do coder gây ra. Nếu web tự code mà lại biết SEO thì từ 155-160 kí tự.
- 70 kí tự đầu chứa keyword
- Lặp 1 lần keyword chính, 1 – 2 keyword liên quan.
- Hoặc lặp lại 1 main key, 1 brand key và 1 LSI key
Mục lục bài viết
Dùng chức năng của các plugin trong wordpress để giúp cho người đọc có thể hình dung ra tổng quan những nội dung của bài viết.
- Nếu website bạn đang sử dụng wordpress thì dùng plugin.
- Nền tảng khác thì gắn sitelink trong bài viết.
- Giúp users dễ đọc thông tin cần thiết với họ.
Mục này còn được gọi là table of content (WP có plugin, ủng hộ code web bằng PHP để tùy chỉnh tốt hơn cho phần internal link sau này).
#2 Thân bài của một bài viết
Dàn ý
Dàn ý phân chia nội dung bài viết thành 1 cấu trúc gồm nhiều ý nhỏ và được diễn giải trọn vẹn từng ý một. Giúp BOT dễ hiểu hơn khi Crawl nội dung website.
Tiêu đề đoạn 1 (H2 = keyword liên quan)
Nội dung đoạn 1
Hình ảnh đoạn hoặc video đoạn 1 (chèn caption), 1 infographic sẽ tuyệt hơn nếu như bạn làm content mạnh. Những sản phẩm về ẩm thực, thực phẩm, nội thất,…rất cần hình ảnh và infographic, hình ảnh chất lượng có thể chốt đơn ngày khi từ khóa chưa TOP cao.
Cấu trúc các thẻ từ H1 – H2, H3… cần có sự phân bổ từ khóa chính và từ khóa phụ thì mới gọi là bài viết chuẩn SEO được!
Tiêu đề đoạn 2 (H2 = keyword liên quan)
Nội dung đoạn 2
Hình ảnh đoạn hoặc video đoạn 2 (chèn caption)
Liên kết bài viết (dẫn link liên quan với anchor liên quan, nên đa dạng,…) Ưu tiên những bài viết liên quan để tạo ra Map Key tốt nhất, nội dung liên quan và liền mạch BOT hiểu hơn về page và nội dung của page.
Tiêu đề đoạn 3 (H2 = keyword liên quan)
Nội dung đoạn 3
Hình ảnh đoạn hoặc video đoạn 3 (chèn caption)
CTA Users (giúp điều hướng bán hàng)
Liên kết bài viết (dẫn link liên quan với anchor liên quan, nên đa dạng,…) Ở đây cụ thể là link SEO, link của site moey.
Hướng dẫn ở bài viết này sẽ giúp bạn tối ưu SEO Onpage và SEO Offpage sẽ là phần tiếp theo
#3 Tạo một kết luận tóm tắt cho bài viết chuẩn SEO
Kết thúc vấn đề
Viết một đoạn khái quát và kết thúc lại bài viết đã chia sẻ. Nhưng hãy nhớ là hãy nhắc thương hiệu của bạn trong bài viết này nhé
Nguồn bài viết
Hãy nhắc nhở bạn đọc nếu có muốn copy bài viết thì hãy dẫn nguồn link về website để gia tăng thêm uy tín cho trang web của bạn.
Một số lưu ý dành cho người mới:
Yêu cầu về nội dung bài viết chuẩn SEO
- Unique 100%. Bài viết phải mới hoàn toàn và tuyệt đối cấm COPY sao chép!
- Riêng các bài về thông số kỹ thuật, giữ nguyên thông số và có thể chấp nhận duplicate khoảng 30% – 50%.
Và nên nhớ rằng một yếu tố quan trọng khi viết bài chuẩn SEO là không Coppy!
- Nội dung bài phải phù hợp với tiêu đề bài đăng.
- Bài viết tối thiểu dài 2000 từ vì xu hướng là bài viết dài sẽ hỗ trợ SEO tốt hơn.
- Nội dung bài viết phải mới, có tính cập nhật xu hướng.
- Có sự sáng tạo, đào sâu, phát triển từ những nội dung đã có.
- Đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của users.
- Nội dung có nghĩa và hữu ích, viết cho “người” đọc, không chèn từ khóa quá sống sượng.
Cách trình bày một bài viết chuẩn SEO
- Nội dung: căn đều 2 bên.
- Caption: in nghiêng, canh giữa
- Sub – title: bôi đậm, canh đều
- Dùng OL, UL
Yêu cầu về hình ảnh của bài viết SEO giúp tối ưu SEO Onpage
Yêu cầu về hình ảnh đối với bài viết chuẩn SEO cũng có những quy tắc nhất định
- Đối với bài viết tối thiểu 2000 từ, cần ít nhất 5-7 hình minh họa có caption.
- Hình ảnh có độ phân giải khoảng 640px x 480px, hoặc 640px * …..px.
- Hình có trọng tâm, đúng chủ đề bài viết, có caption phù hợp.
- Rõ, sáng, không dùng dạng ảnh như cover facebook.
- Không dùng ảnh của người nổi tiếng.
- Không dùng ảnh có tên của bất kỳ brand nào.
- ALT chứa keyword liên quan.
Quy tắc từ khóa (Keyword)
Keywords hay “từ khóa” đều rất quan trọng đối với các bước SEO Onpage và SEO Offpage
- Keyword chính bắt buộc phải xuất hiện trong 3 dòng đầu tiên và trong caption của hình ảnh.
- Từ khóa SEO nên xuất hiện trên title và sub – title để giúp tối ưu hóa SEO, và lưu ý nên in đậm chúng.
Mật độ từ khóa SEO lý tưởng
- Tỉ trọng số lượng từ khóa chiếm không quá 2-5% tổng số lượng từ trong bài viết.
- Công thức Mật độ chèn từ khóa = Số lần chèn từ khóa = [Tổng số từ của bài viết / (Số từ của từ khóa * 40)] nếu mật độ từ khóa là 2,5%. Còn mật độ từ khóa 4% thì là: Tổng số từ của bài viết/(Số từ của từ khóa * 20%).
Tạm kết
Đây là những kiến thức về SEO Onpage một phần quan trọng của việc đưa từ khóa lên TOP Google. Mong rằng các bạn sẽ tự học được kiến thức SEO để có thể SEO cho chính Blog hay Website của mình. Hỵ vọng các bạn sẽ thành công!